Một số bài tập phát triển vận động chân thô dành cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Một số bài tập phát triển vận động chân thô dành cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Trẻ em trong độ tuổi 5 – 6 tuổi đã hứng thú với tất cả mọi kích thích từ bên ngoài, luôn đưa tay tới vật, nắm lấy, làm bẹp, vò rối chúng hoặc thậm chí bỏ vào miệng mà không cần biết đến tính chất, công dụng của chúng. Thời điểm này, cơ thể trẻ cũng cứng cáp hơn và năng động hơn, thích hoạt động nhiều hơn và thông minh hơn. Chính vì vậy, bố mẹ có thể gia tăng mức độ khó hoặc tần suất của bài tập lên để trẻ có thể thực hiện.

  1. Đi một mình, không cần vịn tay vào đâu cả.

TM số 37: Biết bước đi một mình (dành cho trẻ nhỏ)
Dụng cụ: Không có.

Cách làm:
– Đặt trẻ em ở thế đứng,
– Khích lệ trẻ em bước tới một mình, không bám víu, không dựa vào vào một điểm tựa.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Đi một mình, không vịn tay vào đâu cả,
– (+/-) Đi nhưng cần nắm tay người khác,
– (-) Không đi, hay chỉ đi khi được người lớn cầm cả 2 tay.

   2. Ngồi ghế trệt có 4 bánh xe, dùng chân di động.

TM số 51: Ngồi và di chuyển trên một chiếc ghế trệt có 4 bánh xe nhỏ
Dụng cụ: Chiếc ghế trệt có 4 bánh xe.

Cách làm: Yêu cầu trẻ em ngồi và dùng chân đẩy mạnh, để di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Biết dùng chân để di chuyển, đẩy lui đẩy tới, đẩy qua bên này bên kia,
– (+/-) Biết dùng chân đẩy lui tới, nhưng không biết vừa ngồi, vừa di chuyển,
– (-) Không ngồi và không làm cử động đưa chân đẩy mạnh.

  3. Chụm chân nhảy tới.

TM số 40: Chụm hai chân lại và nhảy tới trước
Dụng cụ: Không có.

Cách làm:
– Chứng minh cách làm cho trẻ em thấy,
– Bảo trẻ em hãy làm giống như bạn vừa làm.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Vừa biết chụm 2 chân lại với nhau, vừa biết nhảy tới trước, không tách hai chân ra,
– (+/-) Tìm cách bắt chước, nhưng không biết nhảy, hay là nhảy mà không chụm chân lại,
– (-) Không nhảy và không dám nhảy.

   4. Đưa chân đá vào trái banh.

TM số 45: Đưa chân đá mạnh vào quả banh,
Dụng cụ: Quả banh loại nhẹ.

Cách làm:
– Bảo trẻ em hãy nhìn kỹ cách làm của bạn,
– Bạn đưa chân đá mạnh quả banh,
– Chuyền quả banh qua cho trẻ em, và bảo trẻ em làm y như bạn,
– Yêu cầu trẻ em làm lui tới 3 lần.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Làm được 1 lần trong 3,
– (+/-) Có thử làm, nhưng chỉ đưa chân đụng nhẹ, thay vì đá mạnh,
– (-) Không thử làm.

    5. Đứng thẳng trên một chân.

TM số 39: Đứng vững trên một chân,
Dụng cụ: Không có.

Cách làm:
– Người lớn làm mẫu trước cho trẻ em thấy,
– Yêu cầu trẻ em: “Hãy làm giống hệt như thầy”,
– Nếu trẻ em mất quân bình, sẵn sàng đưa tay nâng đỡ.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Đứng vững trên một chân, trong vòng 2 giây,
– (+/-) Tìm cách đưa chân lên, nhưng cần tay bạn nâng đỡ, để khỏi té ngã,
– (-) Không đưa chân lên, không hiểu.

   6. Phân biệt chân Chính và chân Phụ.

TM số 46: Dùng chân phải hay trái?
Dụng cụ:
– Quả banh loại nhẹ,
– Hay là cầu thang.

Cách làm:
– Trong TM số 45, quan sát trẻ em luôn luôn dùng chân nào để đá mạnh vào quả banh,
– Hay là khi bước lên cầu thang, trẻ em bắt đầu dùng chân nào?
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Phân biệt một cách rõ ràng chân nào mạnh, chân nào yếu,
– (+/-) Bắt đầu phân biệt nhưng chưa ổn định,
– (-) Không phân biệt.

   7. Đi lên các cấp thang, mỗi chân một cấp.

TM số 49: Đi lên cầu thang, bước mỗi chân một cấp
Dụng cụ: Cầu thang không có tay vịn.

Cách làm:
– Dẫn trẻ em đến trước một cầu thang,
– Trình bày cho trẻ em thấy phải đi lên như thế nào,
– Yêu cầu trẻ em: “Hãy làm y như thầy đã bảo”,
– Nếu trẻ em gặp khó khăn, đưa tay ra nâng đỡ, để trẻ em khỏi té nhào lui đằng sau.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Đi lên cầu thang và đặt mỗi chân trên một cấp,
– (+/-) Đi lên, nhưng đưa tay cầm lấy tay người lớn, hay là đặt cả 2 chân lên từng mỗi cấp,
– (-) Không làm được hay là bò lên.
– N.B. Nếu trong TM số 37, chấm điểm (-) không thể bước đi một mình, thì ở đây, trong TM số 49, cũng chấm điểm (-).

7 Bài tập chân đơn giản dành cho trẻ từ 5 – 6 tuổi sẽ giúp bố mẹ có những cơ sở để cùng con luyện tập, tạo tiền đề cho trẻ tự tin và phản ứng nhanh với kích thích bên ngoài, bên cạnh đó trẻ còn thể hiện ý kiến cá nhân với mỗi bài tập để hình thành tư duy đúng đắn. Bố mẹ có thể gia tăng mức độ khó của mỗi bài tập lên để thử thách con và giúp con quen dần với những mức độ của bài tập. Trẻ chủ động và có nhận thức nhanh với thế giới bên ngoài. Bố mẹ cùng tham gia và chấm điểm theo hướng dẫn để Trung tâm có cơ sở đánh giá sự tiến bộ trong quá trình luyện tập tại nhà cho con.

Trung tâm giáo dục trẻ hòa nhập Kazuo.

Trẻ em là ánh sáng nhân loại!

.
.
.
.