Lứa tuổi 3 – 4 tuổi, trẻ bắt đầu có hứng thú và phản ứng tích cực với các kích thích từ bên ngoài, đặc biệt trẻ đã biết phản ứng với giọng nói của người lớn. Chính vì vậy, các bài tập cho trẻ trong giai đoạn này sẽ dễ được trẻ tương tác hơn và hiệu quả hơn khi có sự trao đổi qua lại. Bố mẹ tham khảo bài tập về tay sau đây để tập luyện tại nhà cùng con:
1. Cầm banh trong 2 tay.
TM số 47: Cầm trái banh trong 2 tay và bước tới,
Dụng cụ: Trái banh loại nhẹ.
Cách làm:
– Giữa lúc trẻ em đang chơi, người lớn yêu cầu trẻ em mang trái banh đến cho mình,
– Hay là bảo trẻ em mang trái banh bỏ vào giỏ,
– Quan sát cách trẻ em cầm trái banh và đi.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Cầm trái banh trong 2 tay và đi tới được 4 bước, mà không làm rơi xuống đất,
– (+/-) Đi được chừng 2 bước và đánh rơi quả banh xuống đất,
– (-) Không thể vừa cầm trái banh vừa đi tới.
– N.B. Trong TM số 37, nếu đã chấm điểm (-) không đi được một mình, thì trong TM số 47 này, cũng chấm điểm (-).
2. Lấy tay đẩy trái banh lăn tới trước.
TM số 48: Đưa tay đẩy trái banh lăn tới một hướng
Dụng cụ: Một trái banh loại nhẹ.
Cách làm:
– Cùng ngồi trệt xuống trên sàn nhà với trẻ em,
– Yêu cầu trẻ em đưa tay đẩy quả banh lăn tới một hướng nhất định.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Cố ý đẩy lăn trái banh về một hướng và thành tựu,
– (+/-) Chỉ biết đẩy tới, nhưng không theo đúng hướng,
– (-) Không làm được.
– N.B. Nếu trong TM số 44 có điểm (+), ở trong TM số 48 này cũng tự nhiên sẽ có điểm (+).
3. Ngồi thẳng lưng trên ghế dựa.
TM số 50: Ngồi trên một ghế dựa
Dụng cụ: Ghế dựa có chiều cao thích hợp với tầm của trẻ em.
Cách làm: Quan sát cách trẻ em ngồi, trong suốt thời gian lượng giá.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Ngồi không cần có người giúp,
– (+/-) Cần có người giúp,
– (-) Không ngồi được.
4. Đi một mình, không cần vịn tay vào đâu cả
TM số 37: Biết bước đi một mình (dành cho trẻ nhỏ)
Dụng cụ: Không có.
Cách làm:
– Đặt trẻ em ở thế đứng,
– Khích lệ trẻ em bước tới một mình, không bám víu, không dựa vào vào một điểm tựa.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Đi một mình, không vịn tay vào đâu cả,
– (+/-) Đi nhưng cần nắm tay người khác,
– (-) Không đi, hay chỉ đi khi được người lớn cầm cả 2 tay.
5. Chuyển từ tay này qua tay kia.
TM số 68: Chuyển vật dụng từ tay này qua tay kia
Dụng cụ:
– Trò chơi lắp ráp,
– Xâu hạt cườm vào sợi dây…
Cách làm: Quan sát cách làm của trẻ em, có chuyển các vật dụng từ tay này qua tay khác không?
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Chuyển từ tay này qua tay khác một cách dễ dàng,
– (+/-) Có chuyển nhưng với nhiều khó khăn,
– (-) Không thể và không thử làm.
6. Cầm ly uống.
TM số 60: Cầm ly uống
Dụng cụ:
– Một ly nhựa,
– Đồ uống mà trẻ em yêu chuộng.
Cách làm:
– Rót đồ uống vào ly,
– Đặt ly nước trên bàn, trước mặt trẻ em,
– Bảo trẻ em: “ Em hãy uống đi”,
– Khi trẻ em uống, quan sát cách trẻ em cầm ly.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Trẻ em cầm ly nước và uống, không làm đổ nước ra ngoài, không sùi bọt mép. Cầm ly với các ngón tay, một bên là ngón tay cái, bên kia là các ngón khác,
– (+/-) Cầm ly trong lòng bàn tay, vừa uống, vừa đổ nước ra ngoài,
– (-) Không thể một mình cầm ly và uống.
7. Ném banh.
TM số 44: Ném banh trả lại
Dụng cụ: Một trái banh nhẹ như trong TM số 43.
Cách làm: Trong TM 43, quan sát cách thức trẻ em ném trái banh trả lại cho người lớn.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Ném trả lại được 1 lần,
– (+/-) Ném qua chỗ khác, hay là làm rơi khỏi tay,
– (-) Không tìm cách ném trả lại.
8. Đưa tay vượt qua đường giữa.
TM số 24: Vượt qua đường ở giữa
Dụng cụ:
– Dùng lại 4 tấm hình và khung lắp ráp trong TM số 23.
– Nếu trẻ em thất bại trong TM 23, hãy sáng tạo cách làm tương tự sau đây, với một dụng cụ khác.
Cách làm:
– Để 2 hình cái dù và con gà con, phía bên tay trái của trẻ em, để trẻ em đưa tay qua bên trái lấy hình và lắp ráp ở bên mặt,
– Để 2 hình con bướm và trái lê ở bên mặt.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Vượt qua đường ở giữa nhiều lần,
– (+/-) Chỉ vượt qua 1 lần,
– (-) Không vượt qua được.
9. Vỗ 2 tay.
TM số 38: Vỗ tay
Dụng cụ: Không có.
Cách làm:
– Bạn vỗ tay nhiều lần trước mặt trẻ em,
– Tìm cách gây chú ý, để trẻ em nhìn vào bạn,
– Bảo trẻ em cùng làm.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Trẻ em vỗ tay nhiều lần,
– (+/-) Chỉ phác họa cử chỉ,
– (-) Không làm gì cả.
10. Phân biệt tay Mạnh và tay Yếu.
TM số 72: Tay nào mạnh? Tay trái hay tay phải?
Dụng cụ: Chú ý quan sát và ghi nhận cách làm của trẻ em, trong các TM từ số 73 đến số 79.
Cách làm:
– Quan sát và ghi nhận: Trẻ em làm với tay nào?
– Làm thế nào, cố định hay là thay đổi tay từ trang giấy này qua trang giấy khác?
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Trẻ em có tay mạnh, có tay yếu, một cách rõ ràng,
– (+/-) Không rõ ràng, không ổn định, tùy bên nào tiện cho mình,
– (-) Không làm gì cả.
11. Đón bắt quả banh.
TM số 43: Đón bắt quả banh nhẹ có đường kính 20 – 25 cm
Dụng cụ: Quả banh.
Cách làm:
– Yêu cầu trẻ em cùng đứng lên với bạn,
– Bạn làm dấu sẽ ném quả banh qua cho trẻ em,
– Bạn đi xa một khoảng cách chừng 1 mét và ném trái banh cho trẻ em,
– Quan sát trẻ em đón bắt trái banh làm sao,
– Yêu cầu trẻ em ném trái banh lại cho bạn,
– Ném qua ném lại 3 lần.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Đón bắt được quả banh, 1 trong 3 lần,
– (+/-) Có cử chỉ đón bắt, nhưng để banh rơi khỏi tay,
– (-) Không tìm cách đón bắt.
12. Đu đưa sợi dây có xâu hạt cườm.
TM số 64: Cầm sợi dây với 2 hạt cườm, đu đưa qua lại
Dụng cụ: như trong TM số 63.
Cách làm:
– Chính người lớn lấy dây xâu vào 2 hạt cườm,
– Đứng dậy, cầm sợi dây có cườm, đu đưa qua lại,
– Sau đó, trao dây có 2 hạt cườm cho trẻ em.
– Bảo trẻ em: “Em hãy làm giống như thầy vừa làm”.
Địa hạt: Vận động thô.
Chấm điểm:
– (+) Trẻ em biết đu đưa qua lại,
– (+/-) Làm vài cử động, nhưng không biết đu đưa qua lại,
– (-) Không làm, không thử.
12 Bài tập tay đơn giản dành cho trẻ từ 3 – 4 tuổi sẽ giúp bố mẹ có những cơ sở để cùng con luyện tập, tạo tiền đề cho trẻ thích nghi tự nhiên và phản ứng nhanh với các kích ứng từ bên ngoài tới cơ thể. Bố mẹ có thể gia tăng mức độ khó của mỗi bài tập lên để thử thách con, và giúp con quen dần với những mức độ của bài tập. Trẻ dần chủ động và có nhận thức nhanh với thế giới bên ngoài. Bố mẹ cùng tham gia và chấm điểm theo hướng dẫn để Trung tâm có cơ sở đánh giá sự tiến bộ trong quá trình luyện tập tại nhà cho con.
Trung tâm giáo dục trẻ hòa nhập Kazuo.
Trẻ em là ánh sáng nhân loại!