Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Th1010

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Hoang Van Giáo dục sức khỏe, Chăm sóc cho bé

Hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý (vui lòng xem thêm).

Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là rối loạn tâm lý, tăng động giảm chú ý.

Vì sao cha mẹ lại nhầm lẫn giữa bé hiếu động và bé tăng động

Bệnh tăng động ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với các biểu hiện khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, ranh giới để phân biệt một đứa trẻ tăng động và một đứa trẻ hiếu động vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Đôi khi chỉ là dấu hiệu của trẻ hiếu động nhưng lại cho là trẻ mắc chứng tăng động và tìm cách điều trị, còn trẻ bị tăng động thực sự lại không được chú ý vì cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi.

Do vậy, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin cho người đọc qua bài viết này.

Trẻ tăng động và trẻ hiếu động khác nhau như thế nào

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm giảm khả năng tập trung chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.

Ví dụ như khi xem phim hoạt hình, truyện tranh, trẻ nhỏ thường phải tập trung cao độ để theo dõi từ đầu tới cuối, thế nhưng đối với trẻ tăng động, dù bộ phim đó có hay đến đâu, chúng cũng không thể tập trung để ngồi xem trong một thời gian dài.

Trái lại, trẻ nghịch ngợm có thể tập trung hoàn toàn vào những thứ mà chúng đặc biệt thích thú, cũng như thể hiện sự khó chịu khi bị ai đó can thiệp làm phiền.

Trong môi trường lạ, trẻ thường cần tới khả năng tự khống chế mình, nhưng trẻ tăng động lại thiếu mất khả năng đó. Trẻ nghịch ngợm có thể tự điều chỉnh mình khi chúng thấy chưa quen với môi trường, chúng chỉ nghịch khi thấy môi trường phù hợp, trong khi đó trẻ tăng động không phân biệt được khi nào cần kiềm chế, khi nào có thể tự do chơi đùa.

Bảng so sánh đơn giản sau có thể giúp cha mẹ có nhận thức rõ ràng hơn về hiếu động và tăng động:

Hiếu động Tăng động giảm chú ý
Khái niệmLà một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổiLà một dạng rối loạn do bất thường ở não
Tuổi mắcXuất hiện khi bé mới biết đi và dần hết khi lớn lênXuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi, có xu hướng kéo dài
Mức độ

hành vi

  • Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc
  • Có thể ngồi yên > 10 – 15 phút
  • Biết nghe lời khi được nhắc nhở
  • Nói nhiều tùy lúc
  • Ít chen ngang vào công việc và công chuyện của người khác
  • Biết chờ đợi nếu được nhắc nhở
  • Nghịch mọi lúc mọi nơi, không ngưng nghỉ
  • Không thể ngồi yên hoặc không thể tập trung vào một vẫn đề
  • Không biết sợ, không nghe lời khi được nhắc nhở
  • Nói nhiều liên tục
  • Thường xuyên chen ngang vào câu chuyện và công việc của người khác
  • Không biết chờ đợi khi phải xếp hàng
Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành viSẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lênKhông có kết quả mà phải điều trị cả về tâm lý và y học
Vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến của bạn
.
.
.
.