Trẻ chậm nói hay la hét có phải là tự kỷ?

Th815

Trẻ chậm nói hay la hét có phải là tự kỷ?

Hoang Van Tâm lý, Thông tin y khoa, Giáo dục sức khỏe, Chăm sóc cho bé, Tin tức, Góc tư vấn

1. Trẻ chậm nói hay la hét có phải là tự kỷ?

Chậm nói là vấn đề xảy ra khá là phổ biến đối ở trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị chậm nói. Bên cạnh các nguyên nhân như nghe kém, bệnh di truyền, dị tật bộ phận phát âm, trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch, dây hãm ngắn hạn chế cử động của lưỡi… thì nguyên nhân trẻ chậm nói do bị tự kỷ cũng có thể xảy ra.

Có thể nhận biết trẻ có nguy cơ tự kỷ qua những dấu hiệu sau:

  • Thích chơi một mình, không phản ứng lại khi bố mẹ nâng niu chăm sóc.
  • Dễ nổi giận, ngôn ngữ phát triển chậm.
  • Không biết chơi trò chơi giả bộ, như pha một tách trà bằng cách dùng một cái tách và bình trà bằng đồ chơi.
  • Không biết cách dùng ngón tay trỏ chỉ vật gì mà trẻ quan tâm.
  • Không chú ý không nhìn theo vào vật được người đối diện hướng tới.

Theo các chuyên gia nhi thì giai đoạn vàng để điều trị cho trẻ tự kỷ là từ 6 – 36 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, nếu được can thiệp đúng cách trẻ tự kỷ sẽ có khả năng phát triển ngôn ngữ, nhận thức hành vi tốt có thể hòa nhập cộng đồng.

Trẻ dễ nổi giận, ngôn ngữ phát triển chậm là dấu hiệu tự kỷ

2. Vì sao trẻ tự kỷ hay la hét?

Trẻ tự kỷ luôn thích ở một mình. Đa số trẻ không thích bị làm phiền, không thích chơi với các bạn cùng lứa tuổi, đặc biệt chúng không bao giờ làm điều mà chúng không thích.

Trở ngại đối với mỗi đứa trẻ tự kỷ là rối loạn giác quan (những nhạy cảm về giác quan, về ngưỡng cảm giác). Việc môi trường quá ồn ào hay có quá nhiều người xung quanh, hoặc có người làm phiền có thể khiến trẻ không thể chịu đựng được. Vì vậy chúng thường xuyên la hét để cảnh báo. Đối với nhiều trẻ tự kỷ thì la hét cũng được hiểu là sự phản đối một vấn đề mà chúng cảm thấy không hài lòng.

Đối với trẻ tự kỉ, đôi lúc trẻ cũng gặp khó khăn rõ rệt về ngôn ngữ và nhận thức. Khi nhận thức của trẻ bị hạn hẹp cũng như ngôn ngữ bị hạn chế, điều tất yếu là trẻ sẽ thiếu những kỹ năng về giao. Do đó khi trẻ bộc lộ phản ứng ra bên ngoài bằng âm thanh, nhưng thay vì ngôn ngữ thì đó là các âm thanh la hét với các cường độ khác nhau.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ tự kỷ hay la hét?

3.1.Biện pháp tức thì để xử lý cơn ăn vạ, la hét của trẻ

Hiện nay rối loạn tự kỷ ở trẻ em trong đó có việc trẻ tự kỷ hay la hét chưa có bất kỳ một phương pháp điều trị cụ thể nào. Tuy nhiên việc kết hợp các phương pháp khoa học, sẽ mang đến nhiều hiệu quả tích cực đối với trẻ.

  • Đầu tiên, cha mẹ cần cố gắng an ủi, xoa dịu những cơn giận dữ của trẻ/Có chiến lược quản lý hành vi của con hợp lý: Có thể giả như không quan tâm (phớt lờ hành vi ăn vạ, la hét) nếu biết đó là hành vi ăn vạ để gây chú ý.
  • Vỗ về xoa dịu nếu trẻ cảm thấy bất an thực sự.
  • Cách khác nữa là có thể làm theo hành vi đó của trẻ để trẻ thấy hành vi đó là vô lý và dừng lại (nếu là la hét gây sự chú ý)

    Cha mẹ cần cố gắng an ủi, xoa dịu những cơn giận dữ của trẻ

    3.2 Biện pháp lâu dài để giảm và hạn chế tình huống trẻ ăn vạ, la hét ở trẻ tự kỷ

    • Cha mẹ tuyệt đối không đánh, mắng, sử dụng bạo lực với trẻ. Hãy xoa dịu con bằng sự quan tâm, bằng lời nói, ánh mắt.
    • Cho con tham gia vào những công việc đơn giản trong gia đình để trẻ có thể làm quen với một số kỹ năng, tăng khả năng phản xạ và kích thích trẻ giao tiếp.
    • Thường xuyên khen ngợi và ghi nhận trẻ bằng nhiều cách: Khen ngợi bằng lời, thưởng đồ trẻ thích, ôm trẻ… tùy theo sở thích của mỗi trẻ.
    • Khi có con bị tự kỷ lại là đứa trẻ tự kỷ hay la hét, ăn vạ, cha mẹ không nên giấu bệnh mà cần chia sẻ với những người xung quanh như họ hàng, láng giềng, cô giáo để mọi người biết để cùng quan tâm và giúp đỡ trẻ.
    • Đối với trẻ bị tự kỷ hay la hét, cần cho trẻ hoà nhập với các bạn bè bằng cách cho trẻ đi nhà trẻ, hay cho chơi cùng các trẻ em khác. Không nên nghĩ vì trẻ bị tự kỷ hay la hét mà tách bé ra khỏi các bạn cùng lứa tuổi. Việc thường xuyên được tiếp xúc với bạn bè sẽ giúp tinh thần trẻ thoải mái, đồng thời giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, tăng khả năng giao tiếp, tương tác với xã hội.
    • Điều quan trọng nhất là: Cha mẹ hiểu về con, đọc sách, học kỹ năng để có thể tự giúp con, hỗ trợ con hàng ngày. Mặt khác có thể nhờ đến các Trung tâm điều trị tự kỷ để được các giáo viên, chuyên viên trị liệu hỗ trợ đánh giá định kỳ khó khăn cũng như đánh giá theo dõi phát triển của con. Cho con đi can thiệp để được hỗ trợ tốt nhất gia đình phối hợp cùng các nhà trị liệu để dạy con về: Nhận thức, về ngôn ngữ, về các cách tương tác có hiệu quả hơn trong ứng xử và các mối quan hệ với người khác (gia đình, bạn bè, và trường học…) trong cuộc sống hàng ngày.
    • Cha mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời. Không nên nhốt trẻ trong nhà và cho tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, TV – những thứ có thể khiến hội chứng của trẻ nặng hơn.

    Ngoài ra, nếu phát hiện con mình có những biểu hiện của chứng tự kỷ như trẻ tự kỷ hay la hét, cha mẹ cũng nên đưa con đến Bệnh viện hoặc các Trung tâm chuyên điều trị tự kỷ ở trẻ em để tìm hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng và cùng các bác sĩ đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp nhất với trẻ.

     

 

Vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến của bạn
.
.
.
.