Trẻ chậm nói và những điều bố mẹ cần phải biết

Th711

Trẻ chậm nói và những điều bố mẹ cần phải biết

Hoang Van Thần kinh, Thông tin y khoa, Giáo dục sức khỏe, Tin tức, Góc tư vấn

Trẻ chậm nói là gì?

Khi trẻ bị chậm nói các bậc phụ huynh cần hiểu rõ đó là khả năng nói của con chậm hơn so với mốc phát triển thông thường. Mỗi một trẻ là một cá thể độc lập nên giai đoạn phát triển của mỗi trẻ sẽ khác nhau, có trẻ có thể bập bẹ những từ đơn giản đầu tiên vào 12 tháng tuổi, có trẻ tháng thứ 24 mới bập bẹ.

Dù thời điểm trẻ học nói không giống nhau song thường trẻ sẽ bắt đầu học nói từ tháng thứ 18. Nếu 2 tuổi mà chưa nói được thì coi là trẻ chậm nói.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói

Có một thực tế phải thừa nhận rằng, hiện nay số lượng trẻ bị chậm nói ngày càng tăng bệnh này được chia thành 2 dạng là trẻ chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ. Việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là xác định trẻ thuộc dạng nào và nguyên nhân trẻ chậm nói là do đâu?

Trẻ chậm nói đơn thuần

Trẻ chậm nói đơn thuần là trẻ không đủ vốn từ vựng để diễn tả ý muốn nói, trẻ vẫn hiểu những lời nói và thực hiện được mệnh lệnh đơn giản.

Mặt khác chúng ta dễ nhận ra biểu hiện của trẻ muốn nói lại không biết nói thế nào hoặc trẻ chỉ nói được một từ đơn. Có sự hạn chế về giao tiếp nhưng các mặt như vậy động, thể chật và tinh thần hoàn toàn bình thường. Những nguyên nhân gây ra chậm nói đơn thuần như:

Do môi trường

  • Cha mẹ cho trẻ xem ti vi và điện thoại quá sớm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, góp phần gia tăng và làm nặng thêm tình trạng trẻ chậm nói.
  • Trẻ phát triển trong môi trường giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
  • Chất lượng sống hạn chế như: suy dinh dưỡng, thiếu sự quan tâm, chăm sóc…

Do yếu tố bệnh lý

  • Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân mất đi thính lực của trẻ dẫn tới việc trẻ bị chậm nói.
  • Do dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
  • Do chấn thương sọ não, viêm não, động kinh.
  • Có thể do di truyền.

Do vấn đề tâm lý

  • Trong quá trình phát triển trẻ bị cú sốc tâm lý.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi trong quá trình phát triển.
  • Do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ, cha mẹ ít nói chuyện với con, khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi.
  • Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.

Trẻ chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ

Chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ, ngoài việc chậm nói thông thường trẻ có thêm một vài các dấu hiệu trẻ chậm nói khác như: khả năng hiểu lời của trẻ không tốt, hành vi bất thường và lặp lại, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, khó hòa nhập, thích ngồi một mình.

Khi trẻ có nhiều biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa tâm bệnh để làm test tâm lý và loại trừ. trẻ bị chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ có thể do các nguyên nhân sau gây ra.

Trẻ chậm nói do tự kỷ

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ đặc trưng bởi sự chậm nói của trẻ, không có khả năng giao tiếp, hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Với nguyên nhân chậm nói do tự kỷ, cha mẹ cần phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để sớm đưa trẻ hòa nhập với cuộc sống.

Trẻ chậm nói do bại não

Bại não là tình trạng não bộ bị tổn thương kiến trẻ không thể điều khiển các hoạt động một cách bình thường. Trẻ bị bại não thường có những biểu hiện như: Trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn khả năng học tập, động kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác.  Nếu được điều trị kịp thời, phần lớn trẻ bị bại não có những biến chuyến rất khả quan.

Do chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm nói là biểu hiện đầu tiên của trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt những điều mình muốn. Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ có nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nặng trẻ sẽ không thể nói và giao tiếp với mọi người, những trẻ này cần có người ở bên để chăm sóc theo dõi sát thường xuyên.

Do chậm phát triển ngôn ngữ

Biểu hiện đầu tiên của chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng chậm nói ở trẻ, có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng này như:

  • Trẻ gặp vấn đề về thính giác
  • Hội chứng hạn chế năng lực biểu đạt ngôn ngữ.
  • Rối loạn khả năng đọc.
  • Tổn thương não bộ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói so với cột mốc độ tuổi

Có rất nhiều dấu hiệu cũng như triệu chứng khi trẻ bị chậm nói. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ chậm nói trong từng giai đoạn tuổi của trẻ.

Trẻ chậm nói ở giai đoạn 12- 15 tháng tuổi

  • Trẻ không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “bà”.
  • Trẻ chậm nói không bi bô, phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
  • Trẻ không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, hoặc chỉ tay vào các đồ vật mà mình muốn.
  • Trẻ không phản ứng khi được gọi tên.
  • Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.
  • Trẻ không quan tâm tới thế giới xung quanh.
  • Trẻ không nói được từ nào.
  • Trẻ không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.

Trẻ chậm nói ở giai đoạn 16 – 24 tháng tuổi

  • Trẻ không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi được yêu cầu như: mắt, mũi, miệng,…
  • Chưa nói được hoặc nói rõ được các từ như “mẹ”, “bế”…
  • Trẻ không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn cũng là dấu hiệu của trẻ chậm nói.
  • Trẻ không đáp lại bằng lời nói cũng như cử chỉ khi được hỏi.
  • Không thể ghép được 2 từ để nói.
  • Không biết chức năng của một vài đồ vật quen thuộc trong nhà.
  • Không thể bắt chước hành động của một người nào đó.

Trẻ chậm nói ở giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

  • Không nói được câu đơn giản có 2- 4 từ.
  • Trẻ không thể gọi tên các bộ phận trên cơ thể.
  • Trẻ không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.
  • Trẻ không biết đặt các câu hỏi đơn giản.

Trẻ chậm nói trên 3 tuổi

  • Lời nói của trẻ không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.
  • Trẻ hay nói lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt  của bé hay nhăn nhó.
  • Trẻ khó ghép từ thành câu ngắn.
  • Trẻ không hiểu câu hỏi hoặc chỉ dẫn của người khác.
  • Trẻ chậm nói, chưa phát âm rõ các từ
  • Trẻ không hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau” .

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ chậm nói

Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát triển khả năng nói

Cha mẹ và người thân trong gia đình nên hạn chế việc cho trẻ từ 0 – 3 tuổi tiếp xúc với tivi, máy tính, điện thoại… Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sự phát triển của bé, đặc biệt hành động này có thể gây tổn thương cho não.

Ngoài ra, chúng có thể làm giảm thời gian vận động của trẻ, giảm tương tác xã hội, cơ hội phát triển ngôn ngữ và ảnh hưởng đến tính cách của bé như nóng nảy, bốc đồng,  khó kết bạn…và cuối cùng là trở thành trẻ chậm nói.

Cha mẹ hãy tạo môi trường thích hợp để tăng khả năng giao tiếp cho trẻ bị chậm nói. Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ làm quen với các đồ vật, hành động và cử chỉ cơ bản.

Phát hiện sớm những bất thường ở trẻ để có hướng can thiệp kịp thời

Khi các bậc phụ huynh thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ nên đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa nhi để kiểm tra và đánh giá càng sớm càng tốt. Việc can thiệp sớm và đúng cách có thể giúp những đứa trẻ chậm nói có thêm nhiều kỹ năng và hòa nhập xã hội như trẻ bình thường. Bên cạnh đó cha mẹ nên quan tâm và chăm sóc trẻ hơn.

Chăm sóc cho trẻ đầy đủ về dinh dưỡng

Những năm đầu đời là giai đoạn vàng để trẻ phát triển não bộ. Trong giai đoạn này, cơ thể của bé đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển về não bộ và đóng vai trò quan trọng trong hành trình học tập của con như phát triển trí nhớ, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm nói

Mỗi một giai đoạn phát triển của trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, lời nói, nhận thức, tư duy, tình cảm. Dưới đây là một số loại thực phẩm các bậc phụ huynh nên bổ sung trong quá trình phát triển của trẻ giúp trẻ tránh được tình trạng chậm nói.

  • Thực phẩm giàu chất béo omega-3 giúp phát triển trí não ở trẻ. Những chất béo này được tìm thấy trong các loại cá nhiều dầu như cá hồi và cá ngừ,…
  • Trứng được biết đến như một nguồn protein tuyệt vời – nhưng lòng đỏ trứng cũng được đóng gói với choline, giúp phát triển trí nhớ.
  • Ngũ cốc có nhiều các vitamin B , giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh khỏe mạnh.
  • Cà chua, khoai lang, bí ngô, cà rốt, rau bina – rau quả với màu sắc phong phú, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa giúp giữ cho tế bào não mạnh mẽ và khỏe mạnh.
  • Thực phẩm từ sữa chứa nhiều protein và vitamin B – cần thiết cho sự phát triển của mô não, chất dẫn truyền thần kinh và enzyme.
  • Bổ sung thực phẩm như thịt bò, thịt cừu,… chứa nhiều sắt có tác dụng giúp trẻ em tiếp thêm sinh lực và sự tập trung.

Phương pháp điều trị và can thiệp cho trẻ chậm nói

3 phương pháp trị liệu cho trẻ chậm nói

1. Ngôn ngữ trị liệu

Đây là phương pháp điều trị cho trẻ chậm nói bằng cách can thiệp cần thiết. Theo các chuyên gia âm ngữ trị liệu, việc trẻ  nói được sớm sẽ rất tốt cho sự phát triển trong tương lai. Tùy thuộc và tình trạng của trẻ sẽ có các bài trị liệu ngôn ngữ khác nhau. Quá trình trị liệu diễn ra từ một đến hai tuần một lần, đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và phương pháp được soạn dựa vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.

2. Hoạt động trị liệu

Hoạt động là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích tăng cường khả năng thực hiện các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực làm cho trẻ có khả năng tham gia các hoạt động thường ngày, giúp trẻ học được cách giao tiếp trong cuộc sống  và giúp trẻ bị chậm nói sớm hòa nhập cộng đồng.

3. Phương pháp chơi trị liệu

Phương pháp chơi trị liệu giúp trẻ phát triển nhận thức, tăng khả năng giao tiếp, trò chuyện và hình thành các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, việc chơi giúp trẻ phát triển theo đúng quy luật, nếu trẻ thiếu hoạt động chơi có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý…Trẻ chậm nói cũng như những trẻ bình thường khác đều rất cẩn các hoạt động chơi.

Can thiệp tại nhà cho trẻ chậm nói

Việc chăm sóc cho trẻ chậm nói là một quá trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch cụ thể, qua đó ba mẹ và gia đình cũng nên dành thời gian quan tâm tới trẻ. Thường xuyên trò chuyện với con để kích thích bé nói và tăng khả năng phản xạ cho con. Cha mẹ nên dạy trẻ nói những từ đơn giản trước, vì vốn từ vựng của con còn ít. Điều này sẽ giúp cho trẻ tăng thêm vốn từ vựng cho mình.

Khi thấy trẻ chơi một mình, ba mẹ có thể ra chơi cùng với con, để bé có thể chia sẻ những sở thích, mong muốn của mình với ba mẹ, từ đó sẽ giúp trẻ hòa đồng. Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng khả năng tương tác cũng như hòa nhập với môi trường sống

Điều trị ngoại khoa cho trẻ chậm nói

Khi trẻ có những dấu hiệu chậm nói, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để xác định rõ nguyên nhân. Nếu cơ quan phát âm của trẻ gặp vấn đề như dính thắng lưỡi,trẻ bị tật chẻ vòm… bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật cụ thể để điều trị kịp thời cho trẻ.

 

 

Vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến của bạn
.
.
.
.